Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

CÔNG DỤNG CỦA CHUỐI HỘT RỪNG

CÔNG DỤNG CỦA CHUỐI HỘT RỪNG

Chuối hột rừng là một loại chuối cho trái có rất nhiều hột, mọc ở rừng. Đặc điểm rất đáng chú ý là trái chuối hột rừng có rất nhiều hột, khi chín có màu vàng rất đẹp. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, càng có nhiều chức năng chữa bệnh. Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng. Chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, càng lâu càng tốt, cho ra một loại rượu có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống thơm và bổ dưỡng, có thể trị bệnh đau lưng nhức mỏi.



Một số tác dụng của chuối hột rừng:

Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, tăng huyết áp. Có bài thuốc dân gian cho rằng khoét cây chuối hột rừng ở gần gốc, lấy nước từ thân cây uống, sẽ giúp hạ đường huyết tự nhiên với người bị bệnh tiểu đường.

1) Trị sỏi thận, sỏi bàng quang:

Hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc uống. Uống liên tục trong nhiều ngày, sỏi rã hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt. Muốn kiểm tra hiệu quả, sau khi uống thuốc, đi tiểu trong bô, sẽ thấy cặn sỏi dưới đáy bô.

2) Trị táo bón ở trẻ:

1-2 trái chuối hột rừng chín, nướng lên cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

3) Trị sỏi bàng quang:

Trái chuối hột rừng xanh xắt mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100 g, sắc uống 2 lần trong ngày.

4) Trị bệnh gút:

Quả chuối hột rừng 3 g, củ ráy rừng 4 g, khổ qua 1 g, tì giải 2 g. Sao vàng hạ thổ, sắc uống.

5) Trị hắc lào:

Lấy nhựa từ trái chuối hột xanh bôi vào chỗ bị hắc lào sẽ bớt bệnh.

6) Chữa viêm loét dạ dày:

Quả chuối hột phơi khô, tán bột mịn, dùng uống hằng ngày.

7) Xổ giun:

Ăn quả chuối hột chín lúc đói, đẩy được giun ra ngoài.

Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt, là món ăn chữa bệnh rất tốt, những phụ nữ mới sinh con, thiếu sữa nên ăn hoa chuối (luộc, làm nộm…). Ăn hoa chuối hoặc sắc nước uống làm thông tiểu, nước tiểu trong, giúp thận hòa tan các loại axít dễ đóng cặn trong thận và bàng quang. Hoa chuối cũng là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt thay cho các loại rau khác.

Cách ngâm rượu chuối hột rừng

1) Cách thứ nhất:

Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặng bu vào và bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.
Rượu ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp (thường gọi là rượu cốt,rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ).

Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp, 100 (3 tháng 10 ngày) ngày sau là uống được , để càng lâu càng tốt.

Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn.

Rượu chuối hột để hỗ trợ điều trị bệnh sạn thận, bổ thận: liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà (10 – 20ml).

Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết… không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

2) Cách thứ hai:

Trải (1 lớp) trên nong nia phơi vài nắng (nắng tốt khoảng 5 nắng, mùa mưa thì phơi lâu hơn), nhớ lật mặt cho khô đều.

Dùng hủ thủy tinh loại lớn (khoảng 5lít -> 10 lít). Xếp nhẹ nhàng từng lớp chuối đã phơi xong vào hũ. Đổ ngập mặt bằng rượu trắng loại 60 độ trở lên. Dùng bao ni lông bọc kín miệng hủ, ngâm khoảng 3 tháng, thấy màu rượu chuyển dần thành màu vàng như Uýt-ky là uống được.

Người không biết uống rượu thì uống loại nguyên chất (rất ngọt). "Dân nhậu" thì pha thêm rượu trắng cho bớt ngọt. Uống tới đâu chắt rượu ra tới đó, phần còn lại vẫn để tiếp tục ngâm (ngâm càng lâu càng ngon), có thể bổ sung thêm rượu cao độ để bù số rượu đã chắt ra (đổ ngập mặt trái chuối trên cùng).

Thành phần có nhiều vị thuốc. Công dụng chủ yếu tốt cho đường ruột.

Uống ít thấy ngọt ngay, uống nhiều thấy say, tiếp tục uống thì lăn quay.

3) Cách thứ ba:

Hiện nay trên một số trang mạng có tư vấn về cách ngâm và sử dụng rượu chuối hột, cái này thì tùy theo sở thích và nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung thì đều làm như sau :

Bước thứ 1 : Chuối hột lựa trái vừa chín , vỏ vàng đều là được. sau đó rửa sạch, thái mỏng cỡ 1 phân.

Phơi trên lưới hay trên nong( nia) tre, nhớ trên có đậy thêm lớp lưới nữa chống bụi và côn trùng bu ào, phơi khô cho đến khi nào lát chuối săn lại, bẻ làm hai có vết nứt là được.

Bước thứ 2 :

Đem chuối hột đã phơi khô, nhúng vào nước đang sôi khoảng 5 phút, sau đó vớt ra, ngâm với rượu nặng 40 độ theo tỉ lệ: 1kg chuối ngâm với 3 lít rượu. Tốt nhất là ngâm trong lọ thủy tinh, cái này thì mua dễ, bình 3 lít khoảng 40.000đ. Và nhớ là phải đậy nắp kỹ để chống rượu bốc hơi đấy.

Bươc thứ 3 :

Rượu ngâm khoảng 50 ngày là dùng được, còn muốn dùng ngon thì bạn chờ cho đến khi nào dưới đáy lọ có phủ một lớp bột trắng nhờ, lúc này thì dùng ngon tuyệt vì đã đến độ chín của rượu , chuối cũng đã phân hủy hết phần cơm của nó .
Còn cách sử dụng thì tùy tửu lượng nhưng tốt nhất 150ml đến 200ml trong 1 ngày

4) Cách thứ tư:

* Cách ngâm rượu chối hột ngon: -Chuối phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng nhớ là phải giữ không cho ruồi nhặn bu vào và bụi bay vào, phơi càng khô càng tốt.
- Rượi ngâm phải là rượu trắng, ko pha tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, nồng độ phải > 40 độ)

- Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượi đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỷ nắp , 100 ngày sau là uống được , để càng lâu càng tốt .
Rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, không nên ngâm uống để nhậu xỉn. Rượu chuối hột để hỗ trợ điểu trị bệnh sạn thận, bổ thận:

Liều lượng mỗi bữa ăn 1/2 tách uống trà. Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết …không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Vậy là bạn đã biết công dụng của chuối hột rừng và mua chuối hột rừng ở đâu rồi nhé, còn chần chờ gì nữa hãy gọi ngay: 0593.888.777 - 0913.409.397 để có những ký chuối hột rừng khô ngon nhất.

ĐC: 242 Phan Đình Phùng, P.Yên Đỗ, TP.Pleiku, Gia Lai